Stress khi mang thai

Kinh nghiệm dân gian cho rằng tinh thần của người mẹ sẽ quyết định đến tính cách của trẻ. Nếu mẹ buồn, sau này con sẽ có tính cách trầm, hướng nội. Còn y học hiện đại đã chứng minh rằng nếu bà mẹ bị quá stress thì sau khi sinh ra trẻ sẽ có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi.
Stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân như: thất nghiệp, bất hòa trong gia đình, người thân bị bệnh nặng… Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp… Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai.
Stress khi mang thai 1Bị stress trong thời gian “bầu bí” có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng

Các nhà nghiên cứu phát hiện, áp lực stress khiến cho người mẹ ngủ không sâu và luôn trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, thậm chí gặp ác mộng. Do đó, nếu khi gặp phải cần dùng đồ uống không chứa caffein và chất cồn trước khi ngủ sẽ giúp phòng ngừa tình trạng trên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu gần 1,8 triệu trẻ được sinh ra ở Đan Mạch trong thời gian từ năm 1978 - 2008. Họ cố gắng tìm hiểu xem liệu có phải các dị tật tim bẩm sinh là những dị tật hay gặp hơn ở những đứa trẻ được sinh ra trong một nhóm đặc biệt gồm khoảng 45.000 phụ nữ. Những phụ nữ này bị mất đi bố mẹ, anh chị em ruột, con hay bạn đời trong khoảng thời gian thụ thai hoặc mang thai. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những thai phụ này tăng nhẹ nguy cơ sinh con mang dị tật tim bẩm sinh so với thai phụ khác không bị stress. Vậy tại sao stress ở người mẹ lại gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi? Các nhà nghiên cứu giải thích rằng thai phụ bị stress dễ làm những việc nguy hiểm tới đứa con ở trong bụng. Ví dụ như họ thay đổi thói quen ăn uống khiến cho chế độ ăn không lành mạnh, kém tốt cho thai nhi. Hơn nữa, stress ở mẹ cũng có thể làm thay đổi ADN của thai nhi. Tuy nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa tình trạng stress của thai phụ và nguy cơ mắc dị tật tim ở con, song vẫn chưa chứng minh được đây là mối quan hệ nhân quả.
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC
Trong giai đoạn thai kỳ, khi cảm thấy mệt mỏi, lại phải chịu đựng nhiều áp lực do công việc giải pháp hữu hiệu cho cả mẹ và thai nhi đó là hãy tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh, thoải mái và tâm sự cùng con. Ví dụ như: “Con à, hiện tại mẹ đang rất buồn, rất mệt mỏi về chuyện...”, thông qua đó sẽ giảm stress và cũng giảm ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. 
Các bà mẹ trẻ bị stress trong thời gian “bầu bí” có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Kết quả này được các nhà nghiên cứu Mỹ công bố mới đây tại một cuộc hội thảo. Bác sĩ Rosalind Wright ở trường Y khoa Harvard cho rằng, các bà mẹ thường hay bị stress do vấn đề tài chính hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tổn thương hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ ngay trong giai đoạn thai kỳ.
BS. Wight và các cộng sự nhận thấy các bà mẹ ít bị stress trong thời gian mang thai có thể đưa đến cho con mức IgE (Immunoglobulin - IgE là loại hoóc-môn miễn dịch tổng hợp rất có lợi cho trẻ nhỏ) cao hơn, thậm chí người mẹ cũng ít có nguy cơ bị dị ứng trong thời gian mang thai. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng IgE ở ở rốn của 387 đứa trẻ mới sinh ở Boston. BS. Wright khẳng định: “Stress có thể được xem như là một nhân tố ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch”.
BS. Andrea Danese, Đại học London, theo dõi 1.000 người ở New Zealand từ lúc sơ sinh cho đến tuổi 32 và nhận thấy rằng: những ai đã trải qua trạng thái stress trong thời thơ ấu, qua những sự rèn luyện khắc nghiệt hay bị lạm dụng tình dục, tính khí của họ khi ở tuổi 20 dễ bị kích động gấp đôi so với những người bình thường khác. Sự kích động này được cho là phản ứng của protein và các tế bào miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đái tháo đường.
Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi. Chẳng hạn như nghiên cứu của Vijai  P. Sharma về stress trong thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào, qua nghiên cứu ông kết luận stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.
Theo Ian Spencer, stress có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chậm phát triển. Hậu quả của stress trên thai kỳ  đã được chứng minh có thể là sảy thai, thai dị tật bẩm sinh. Tăng nguy cơ sinh non. Thai chậm phát triển trong tử cung. Mẹ tăng nhịp tim. Tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sàn giật - sản giật. Ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.
Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.
Hay những kết quả nghiên cứu khác còn cho thấy mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ cho thai. Theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội nghiên cứu Nhi khoa Hoa Kỳ tại Boston thì những trẻ sơ sinh có mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các hệ cơ quan, đặc biệt là não bộ. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới nồng độ sắt thấp ở trẻ sơ sinh là do thiếu hụt sắt ở người mẹ, mẹ mắc bệnh đái tháo đường, mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và đa thai.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phụ nữ có ý định sinh con nên bổ sung sắt 12 tháng trước khi mang thai, đặc biệt là ở nhóm có nguy cơ cao. Nhờ vậy thiếu sắt (có hoặc không có thiếu máu) có thể được phát hiện sớm và điều trị trước khi trở thành mạn tính và nghiêm trọng.
Để cải thiện hiện tượng stress trên, tiến sĩ Siobhan Dolan, một chuyên gia tâm lý học, khuyên: cần ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Ăn uống cũng sẽ cung cấp sẽ cung cấp đủ năng lượng cần  thiết để có thể đối phó với stress, đặc biệt là khi cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức. Nghỉ ngơi đầy đủ và khi cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi  ngủ. Không hút thuốc, không uống rượu, không dùng thuốc gây nghiện. Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục các môn thích ứng với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục. Với sự tập luyện cơ thể thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc tốt hơn và giảm stress. Hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc, du lịch, xem kịch hài, sẽ làm cho phấn chấn và vui vẻ để vượt qua cơn stress.… Tránh xa những yếu tố gây stress nếu có thể được, cụ thể là tránh những tình huống hoặc những người có khả năng gây stress cho mình. Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu cảm thấy khó nói thì có thể đến với chuyên gia tâm lý, cha nhà thờ. Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức hàng ngày. Làm giảm khối lượng công việc hằng ngày. Nếu như đang phải làm việc quá nhiều trong một ngày, hãy chia sẻ nhiệm vụ cho những người khác cùng làm. Cần khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện để chăm sóc tiền sản, đảm bảo thai kỳ được tiến triển tốt.


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 Bình luận: